Mức xử phạt với người uống rượu bia lái ô tô, xe máy, xe đạp theo nghị định 100/2019/NĐ-CP
Lỗi vi phạm | Ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô | Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện | Xe điện, xe đạp điện, xe đạp máy |
(Đơn vị: VNĐ) |
(Đơn vị: VNĐ) |
(Đơn vị: VNĐ) |
|
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở |
6.000.000 - 8.000.000 | 2.000.000 - 3.000.000 | 80.000 - 100.000 |
Phạt bổ sung tước GPLX từ 10-12 tháng |
Phạt bổ sung tước GPLX từ 10-12 tháng |
||
Mức 2: Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam /100 mililít máu hoặc quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam /1 lít khí thở |
16.000.000 - 18.000.000 | 4.000.000 - 5.000.000 | 200.000 - 300.000 |
Phạt bổ sung tước GPLX từ 16-18 tháng |
Phạt bổ sung tước GPLX từ 16-18 tháng |
||
Vượt quá 80 miligam /100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam /1 lít khí thở |
30.000.000 - 40.000.000 | 6.000.000 - 8.000.000 | 400.000 - 600.000 |
Phạt bổ sung tước GPLX từ 22-24 tháng |
Phạt bổ sung tước GPLX từ 22-24 tháng |
||
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ |
30.000.000 - 40.000.000 | 6.00.000 - 8.000.000 | 400.000 - 600.000 |
Phạt bổ sung tước GPLX từ 22-24 tháng |
Phạt bổ sung tước GPLX từ 22-24 tháng |
Trong máu mỗi người đều có các ngưỡng nồng độ cồn khác nhau nên thời gian chuyển hóa và trạng thái cảm xúc cũng khác nhau.
Ví dụ, nồng độ cồn 10-40 miligam trong 100 ml máu khiến cơ thể ở trạng thái hưng phấn nhẹ nhàng, thư giãn, tương tác tốt với xã hội. Từ 50 đến 70 miligam cồn trong 100 ml máu có thể gây hưng cảm, nói nhiều, cảm giác thân thiện với người xung quanh, hoặc bắt đầu suy giảm kỹ năng. Vì vậy đa số quốc gia sử dụng con số 50 miligam cồn trong 100 ml máu làm giới hạn pháp lý khi lái xe.
Nồng độ cồn từ 500 miligam trong 100 ml máu có thể đe dọa tính mạng. Đặc biệt là trường hợp lưỡi mềm tụt sâu vào đường thở gây suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt và nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.
Từ ngày 1/1/2020, Luật phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực, nghiêm cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Người điều khiển bất kể phương tiện giao thông đường bộ nào như ôtô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, xe đạp, xích lô... đều không được phép uống rượu bia khi lưu thông.
Và thông tin về thời gian bao lâu khi uống rượu bia thì được lái xe được trên mạng xã hội chia sẻ như sau:
Kể từ 1.1.2020 khi lái xe mà có nồng độ cồn, mức xử phạt sẽ rất nặng. Vậy, sau khi uống rượu, bia bao lâu thì bạn có thể lái xe? Điều này phụ thuộc nhiều vào lượng rượu, bia mà bạn uống, tuy nhiên một số thông tin bạn có thể lưu ý:
- Sau 6-12h, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu.
- Sau 12-24h, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.
- Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72h vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.
Cảnh sát giao thông sẽ kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo qua ống khí thở, do đó sau 24h sau khi uống rượu bia thì bạn vẫn có thể bị xử phạt. Và đối với trường hợp người bị tai nạn thì khi vào viện bác sỹ sẽ lấy mẫu máu để xác định nồng độ cồn ngay.
Vì vậy sau khi uống rượu bia thì ít nhất 24h sau khi uống bạn hãy lái xe, và nếu như tối nay bạn uống thì sáng mai đừng nên lái xe.
Thông tin này đã khiến nhiều người hoang mang, không rõ thực hư.
Tuy nhiên theo Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế nói: “Trong Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia không hề có thông tin này”.
Bà Trang phân tích, không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là “uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe, hay sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể, mà nó phụ thuộc vào lượng bia rượu uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân. Từ đó mới có chỉ số nhất định sau bao lâu mới hết nồng độ cồn trong máu.
Thông thường đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường thì sau 1 giờ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn (1 đơn vị cồn tương đương với 2/3 lon bia 330ml nồng độ 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%). Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa.
Do đó, nếu uống 1 đơn vị cồn tương đương với 2/3 lon bia 330ml, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%, đối với người khỏe mạnh, bình thường, không có bất cứ loại bệnh gì thì phải mất từ 2-3 giờ mới hết nồng độ cồn trong cơ thể, lúc đó mới có thể lái xe.
Ngược lại, đối với những người có chức năng gan suy yếu hoặc những người có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì nồng độ cồn chuyển hóa sẽ lâu hơn nhiều.
Bà Trang khuyến cáo, nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không quá một đơn vị cồn mỗi ngày và uống dưới 5 ngày/tuần. (Một đơn vị cồn có thể hiểu tương đương 10 gam cồn nguyên chất, khoảng 3/4 lon bia 330ml (5%), một ly rượu vang 100ml (13,5%) hay một chén rượu mạnh 30ml (40%). Vì uống như vậy phải mất ít nhất 4 giờ mới có thể lái được xe.
“Trong trường hợp những người uống cả két bia, cả chai rượu thì lúc đó không thể xác định được nồng độ cồn trong máu nữa mà đã rơi vào tình trạng ngộ độc và có thể tử vong”, bà Trang nhấn mạnh.
Trước thông tin nhiều người thắc mắc rằng, “họ uống nhưng vẫn tỉnh nên vẫn có thể lái xe” bà Trang khẳng định, nhiều người uống nói vẫn tỉnh đó chỉ là bề ngoài, còn thực chất, thần kinh đã bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, khi bình thường xảy ra va chạm người lái xe có thể bình tĩnh để xử lý tình huống, nhưng khi có men rượu có những trường hợp họ lại dễ hưng phấn, bốc đồng, phóng nhanh, vượt ẩu hoặc không đủ tỉnh táo để xử lý các tình huống bất ngờ nên dễ gây tai nạn giao thông.
BS Trần Văn Phúc, BV đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội nói: “Không ai trả lời được sau uống bao lâu có thể lái xe, vì các công thức tính nồng độ cồn trong máu chỉ có giá trị tham khảo. Do đó, để một người có thể tự điều chỉnh lượng bia rượu khi uống, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, đặc biệt là điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống cần phải thận trọng hơn”.
Để định lượng chính xác nồng độ cồn trong máu, phải thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm như trong bệnh viện, bằng cách lấy máu tĩnh mạch, rồi định lượng Ethanol theo phương pháp sắc kí, hoặc phương pháp đo quang phổ Enzyme phân hủy rượu Alcohol Dehydrogenase.
Sau khi các bác sĩ sử dụng công thức tính sẽ ra kết quả các ngưỡng nồng độ cồn trong máu.
(Tổng hợp)
#MucPhatNongDoCon #PhatNongDoCon #MucPhatViPhamGiaoThong #NongDoConXeMay #NongDoConChoPhep #MucPhatNongDoCon2020 #MucPhatNongDoConXeOTo #Xe_MuaBanNhanh #NgocDiepMBN #VietNam
Đã bao giờ bạn gặp khó khăn khi phải tìm lại vị trí mà bạn đã đỗ xe chưa? Ghi nhớ vị trí đỗ xe trong hầm xe của trung tâm thương mại hoặc ở một nơi cách xa vị trí làm việc của bạn cũng là một thách thức. Vậy thì sau đây, mình sẽ hướng dẫn cách lưu vị trí đỗ xe trên Google Maps dễ dàng trên điện thoại, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm xe nhé.
Nhu cầu bảo dưỡng xe máy là công việc phải diễn ra định kỳ nếu muốn chiếc xe bền và vận hành ổn định, tránh những hư hỏng không mong muốn.
Bên cạnh những trang bị thường xuyên sử dụng như tay ga, phanh, còi… trên xe máy cũng còn một số tính năng khác dù rất hữu dụng nhưng lại ít được người dùng biết đến.
Thuế trước bạ ô tô là khoản phí mà người mua xe bắt buộc phải nộp cho nhà nước trước khi đăng ký quyền sở hữu xe.