Nắm rõ luật giao thông: trước khi lái xe người lái cần nắm rõ Luật Giao Thông mới nhất, nắm rõ ý nghĩa các biển báo giao thông. Để giúp bảo vệ bản thân và người người tham gia giao thông.
Dưới đây là hướng dẫn chạy xe ô tô số tự động cơ bản từ A - Z:
Để vào số xe số tự động người lái cần gạt cần số về đúng vị trí số mong muốn. Tại mỗi vị trí đều được nhà sản xuất in rõ trên bệ cần số. Cần chuyển cần số về vị trí D (Drive – số tiến) để xe di chuyển về phía trước.
Cách khởi động xe số tự động người lái cần thực hiện các bước sau:
Để dừng đỗ xe ô tô hộp số tự động, cần chuyển số về vị trí P (số đậu). Các bước thực hiện như sau:
Có một số tranh cãi về việc nên kéo phanh tay trước hay về P trước. Theo hướng dẫn từ các hãng xe về việc lái xe số tự động, khi đỗ xe các bước thực hiện sẽ theo thứ tự là: đạp chân phanh > kéo phanh tay > về số P > tắt máy. Như vậy nên kéo phanh tay trước khi về P.
Một số chuyên gia còn cho rằng nếu cẩn thận hơn thì nên thêm một bước chuyển về số N (hay số "mo"), đây là số ở chế độ tự do, ngắt kết nối giữa động cơ và hộp số, thường dùng khi cần đẩy xe hoặc kéo xe. Và nếu thêm bước chuyển về số N thì các bước sẽ là: đạp chân phanh > chuyển số về N > kéo phanh tay > về số P > tắt máy.
Cách lái xe số tự động dừng đèn đỏ cần thực hiện các bước sau:
Đến gần vị trí cần dừng đèn đỏ tiến hành nhả chân ga chuyển sang đạp chân phanh đến khi xe dừng hẳn. Nếu thời gian dừng khoảng 15 giây thì giữ chân phanh đợi khi đèn xanh bật thì nhả chân phanh, đạp chân ga cho xe di chuyển.
Nếu thời gian dừng trên 15 giây thì nên chuyển cần số xe số tự động về số N, đồng thời giữ nguyên chân phanh hoặc lâu hơn có thể kéo phanh tay. Khi đèn xanh bật, giữ chân phanh, nhả phanh tay, đẩy cần số về số D và chuyển chân phanh sang chân ga để xe tiếp tục di chuyển.
Để lùi xe số tự động cần chuyển số về vị trí R (số lùi). Các thực hiện như sau:
Số N (Neutral) hay còn gọi là số 0, hoặc số "mo": là số ở chế độ ngắt kết nối giữa động cơ và hộp số, lúc này xe ở trạng thái hoàn toàn tự do. Số này thường sử dụng khi cần đẩy xe hoặc kéo xe.
Nhiều người cho rằng việc về số N một lúc khi xe hơi đang chạy sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên theo các chuyên gia việc chuyển đổi liên tục giữa số D và số N sẽ khiến các chi tiết trong hộp số phải liên tục thay đổi chu trình hoạt động, dễ dẫn tới làm giảm tuổi thọ hộp số. Và về số N khi xe đang chạy cũng rất nguy hiểm, vì lúc này xe không thể giảm tốc bằng phanh động cơ, bên cạnh đó lúc chạy xe mà chần số đang ở vị trí N sẽ dễ bị chuyển nhầm về R hoặc P thì rất nguy hiểm.
Về số N khi dừng đèn đỏ là vấn đề gây khá nhiều tranh cãi. Nhưng theo các chuyên gia, việc chọn một số cố định nào đó khi tạm dừng xe là không chính xác, mà người lái cần linh hoạt lựa chọn số phù hợp với từng hoàn cảnh.
Có nhiều ý kiến cho rằng nếu dừng đèn đỏ, thường xuyên để số D và đạp phanh sẽ gây hao xăng và hao mòn hộp số. Trong khi việc chuyển về N và kéo phanh tay sẽ giúp người lái đỡ mỏi chân khi không cần đạp phanh liên tục. Và cũng đảm bảo an toàn hơn nếu rơi vào trường hợp có xe đâm từ phía sau.
Tuy nhiên theo các kỹ sư của xe Ford, việc chuyển từ số D sang N và từ số N sang D sẽ khiến các chi tiết trong hộp số phải thay đổi chu kỳ hoạt động. Nếu việc này diễn ra trong thời gian dài dễ làm giảm tuổi thọ hộp số.
Vị vậy, cách xử lý phù hợp nhất là người lái mới nên chuyển về số N và kéo phanh tay nếu thời gian dừng lâu, còn nếu thời gian dừng ngắn thì vẫn nên giữ số D và đạp chân phanh.
Nhiều người lầm tưởng về số N khi xuống dốc sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên việc này rất nguy hiểm, thì khi chọn số N để xuống dốc thì xe sẽ chạy theo quán tính, khả năng mất kiểm soát lớn và lúc này sẽ không thể phanh bằng động cơ, nếu cần giảm tốc thì có thể đạp chân phanh liên tục, nguy cơ làm nóng phanh, hỏng phanh cao
Do đó việc về số N khi xuống dốc là không cần thiết, vì nhiều xe số tự động hiện có thể tự ngắt nguồn cung cấp nhiên liệu khi xe đang xuống dốc. Và nếu về số N rồi khởi động lại xe thì có thể gây tốn kém nhiên liệu hơn.
Việc về P trước hay kéo phanh tay trước khi dừng xe không quá khác biệt ở địa hình bằng phẳng, nhưng nếu với địa hình không bằng phẳng, khi xe chưa dừng hẳn mà đã về P rồi khóa nhanh tay, khi nhả chân phanh xe dễ bị dằn mạnh. Nếu thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến hộp số. Quy trình dừng xe đúng cách là kéo phanh tay >> chuyển về P. Tốt nhất thì nên thực hiện thêm bước trung gian là chuyển về số N >> kéo phanh tay >> về P.
Các chế độ D1, D2, D3 hỗ trợ tốt khi xe di chuyển lên dốc cần lực kéo lớn và xuống dốc cần lực hãm lớn để giảm tải cho phanh. Tùy vào độ dốc mà người lái dò chọn số D1, D2 hoặc D3. Để dò số, người lái cần chuyển cần số về D1, D2 hoặc D3, số nào mà xe vẫn giữ tốc độ chậm bình thường không cần rà phanh thì số đó phù hợp. Độ hãm sẽ giảm dần theo cấp số, D1 lực hãm mạnh nhất và D3 lực hãm ít nhất.
Trên xe ô tô số tự động vẫn trang bị chế độ chuyển số tay M (Manual), với ký hiệu thường là M+ M-. Số tay dùng trong trường hợp muốn kiểm soát như muốn tăng tốc nhanh, leo dốc hoặc xuống dốc. Khi xuống dốc chọn số phù hợp sẽ tăng độ hãm, có thể phanh xe bằng động cơ, giúp giảm áp lực lên hệ thống phanh.
Ở nhiều dòng xe số tự động, thường nhà sản xuất sẽ trang bị thêm lẫy chuyển số tích hợp phía sau vô lăng, để giúp người lái có thể sang số tay khi chạy xe ở chế độ S (Sport) hay M (Manual). Tuy nhiên nếu chưa lái rảnh thì bạn nên hạn chế sử dụng số tay. Vì khi dùng số tay thì xe sẽ không tự động chuyển số khi tăng tốc.
Người lái cần đạp hết bàn phanh, cần số ở vị trí P và kéo phanh tay khi khởi động xe số tự động, việc này sẽ đảm bảo an toàn, tránh việc xe tăng tốc đột ngột.
Thói quen sử dụng 2 chân cùng lúc 1 chân đạp ga và 1 chân đạp phanh rất nguy hiểm, đây được xem là lỗi phổ biến nhất. Với xe ô tô số sàn cần phải đạp thêm chân côn, nhưng xe số tự động chỉ có bàn đạp ga và phanh được thiết kế hướng về chân phải nên có thể điều khiển thoải mái bằng chân phải. Nếu người lái sử dụng chân trái để đạp phanh thì hơi bị chéo, khi đạp gấp thường không đủ lực hoặc phản xạ không nhanh.
Và khi sử dụng 2 chân thì sẽ dễ bị lỗi đạp chân ga và phanh cùng lúc, vì chân phải đang đạp ga, khi cần phanh thì chân trái đạp phanh, chân phải sẽ hiếm khi nhả ga kịp lúc. Việc đạp ga và đạp phanh cùng lúc dễ gây mòn má phanh, mòn lốp ô tô, gây hại hộp số, hao xăng.
Bên cạnh đó việc đạp và phanh bằng 2 chân dễ khiến người lái không phản ứng kịp trong tình huống khẩn cấp, dẫn đến tình trạng đạp nhầm chân phanh và chân ga, gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng.
Vì vậy khi lái xe số tự động, người lái chỉ nên dùng 1 chân để đạp phanh/ga, sẽ giúp người lái có được thói quen "không ga thì phanh".
Trong trường hợp cần chuyển số từ vị trí P hoặc N sang những số khác, người lái phải luôn đạp chân phanh, tuyệt đối không đạp chân ga khi chuyển số từ P hoặc N sang số khác, vì rất dễ gây tăng tốc đột ngột. Ngoài ra để tránh bị mất lái thì cũng cần đạp phanh khi chuyển số khác về số N.
Khi xe đang tạm dừng nhiều người lái vô ý để chân chờ trên bàn đạp ga, điều này sai với quy tắc "không ga thì phanh" rất nguy hiểm, vì khi xảy ra tình huống bất ngờ, rất dễ đạp luôn vào chân ga. Dẫn đến tình huống xe tăng tốc đột ngột, mất kiểm soát. Do đó khi không cần đạp ga, người lái nên thay đổi mũi chân sang hướng đạp phanh.
Thói quen đặt chai lọ hay các vật dụng khác dưới sàn xe rất nguy hiểm, vì nó có thể lăn vào gây kẹt chân ga, chân phanh. Vì vậy tuyệt đối không đặt bất kỳ đồ vật nào ở khu vực sàn xe ghế lái.
Mang giày cao gót khi lái xe sẽ gây khó khăn ít nhiều khi điều khiển chân ga và chân phanh, và nếu mang dép, quai dép cũng dễ bị móc vào bàn đạp ga/phanh. Do đó khi lái xe ô tô, người lái nên mang giày hoặc lái xe bằng chân trần. Và nếu cởi giày thì cần lưu ý không đặt gần khu vực ghé lái vì dễ mắc kẹt vào chân ga, chân phanh.
Khi sử dụng xe, người lái cần chú ý quan sát vào hệ thống đèn báo lỗi hộp số ô tô ở cụm đồng hồ sau vô lăng, nếu hệ thống vận hành của xe xảy ra lỗi thì ở hệ thống đèn báo lỗi sẽ bật sáng, lúc này hãy đưa xe đến gara kiểm tra càng sớm càng tốt. Ngoài ra cần kiểm tra và thay dầu hộp số định kỳ để hộp số vận hành êm ái.
Mẫu crossover tinh chỉnh thiết kế, kích thước tổng thể nhỉnh hơn so với thế hệ cũ, và giá bán tăng 1.200 USD.
Phiên bản facelift 2023 của Toyota Corolla mang tới hàng loạt nâng cấp thẩm mỹ, công nghệ và đáng kể nhất là hệ thống truyền động cho thế hệ thứ 12 của dòng xe bán chạy nhất toàn cầu.
Land Rover Defender 130 vừa ra mắt có không gian cabin đủ rộng rãi cho 8 người ngồi cùng lúc.
Siêu xe hybrid của Ferrari lắp động cơ hybrid 2.9 V6 tăng áp kép kèm môtơ điện, tổng công suất 819 mã lực, tăng tốc 0-100 km/h trong 2,9 giây.
Khác với mẫu bán tải anh em D-Max, mẫu SUV Isuzu mu-X sẽ có nhiều tuỳ chọn về động cơ và phiên bản hơn ở thế hệ mới này.