Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng mạnh mức phạt vi phạm giao thông đối với nhiều lỗi

Cập nhật: 3 năm trước
Lượt xem: 509

Mức phạt nồng độ cồn

Nghị định 100 tăng nặng mức phạt đối với các lỗi có liên quan đến nồng độ cồn

Mức phạt nồng độ cồn

Người đi xe đạp, xe đạp điện nếu sử dụng rượu, bia cũng sẽ bị phạt ở mức cao nhất từ 400.000 đồng - 600.000 đồng.

Đối với người điều khiển xe máy cũng bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng đối với người có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng.

Theo đó, người điều khiển ô tô có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

>> Xem cụ thể mức phạt nồng độ cồn tại: Cụ thể mức phạt nồng độ cồn với người lái xe ô tô, xe máy, xe đạp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ViecLamVui.com hướng dẫn Cách tính tổng chi phí học bằng B2 chính xác nhất? Thời gian học lái xe B2 bao lâu? Hồ sơ học lái xe B2 gồm những gì? Nên học bằng lái xe b2 ở đâu? Quy trình học và thi bằng B2 chuẩn nhất ➤ Xem ngay: Học Lái Xe B2

Không chấp hành tín hiệu giao thông

Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông là một trong những lỗi thường gặp khi tham gia giao thông, và theo Nghị định số 100 chính phủ đã tăng mức phạt đối với hành vi này

  • Với xe ô tô: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 5). Trong khi trước đây, nếu vượt đèn đỏ, đèn vàng khi tham gia giao thông chỉ bị phạt từ 1,2 - 02 triệu đồng;
  • Với xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện: Phạt tiền từ 600.000 đồng - 01 triệu đồng (điểm e khoản 4 Điều 6). Trước đây, hành vi này chỉ bị phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng.
  • Với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng (điểm đ khoản 5 Điều 7). Trước đây, với hành vi này, người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng;

Đồng thời, người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng, trước đây không bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. 

  • Với xe đạp, xe đạp máy, kể cả xe đạp điện: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 8). Trước đây phạt tiền từ 60.000 - 80.000 đồng;
  • Với người đi bộ: Phạt tiền từ 60.000 - 100.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 9). Trước đây, chỉ bị phạt tiền từ 50.000 - 60.000 đồng…

Xem ngay: CSGT tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ: Người dân cần mang theo giấy tờ gì để không bị phạt?

Lùi xe trên cao tốc

Trong thời gian qua có hàng loạt trường hợp tài xế chạy lùi xe trên cao tốc với mức phạt theo Nghị định 46/2016 chỉ phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tước giấy phép lái xe bốn tháng, nhiều ý kiến cho rằng mức phạt này là quá nhẹ, chưa tương xứng với tính chất nguy hiểm mà hành vi gây ra.

Và vấn đề trên đã được giải quyết tại nghị định 100/2019, nếu điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 và bị tước giấy phép lái xe bảy tháng (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ)  mức phạt tăng gấp hơn gấp 10 lần so với trước đây. 

Xem ngay: Từ 1/7, nhiều dòng xe bán tải, xe tải bị cấm vào phố theo giờ

Không thắt dây an toàn

Lỗi không thắt dây an toàn là một trong những lỗi phổ biến và thường gặp nhất  và tại Nghị định 100 thì cả người điều khiển xe ô tô và cả người ngồi trên xe (tại vị trí có trang bị dây an toàn) mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng thay vì mức phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng như trước đây.

Phạt 300.000 - 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (Tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy. Trước đây  tại Nghị định 46/2016 không quy định. 

Mức phạt quá tốc độ

Quy định mới chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu 2020? Đối với lỗi quá tốc độ theo nghị định số 100/2019 có thể bị phạt tiền lên đến 12 triệu đồng cụ thể như sau:

*Đối với xe ô tô:

  • Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h 
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng đối với người khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h, 
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng đối với người khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h

* Đối với xe máy:

  • Từ 05 - 10 km/h: Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng
  • Từ 10 - 20 km/h: Phạt tiền từ 600.000 đồng - 01 triệu đồng
  • Trên 20 km/h: Phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng

Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe

Dùng điện thoại khi lái xe bị phạt bao nhiêu 2020? Theo nghị định 100/2019 mức phạt với người điều khiển xe mà sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh. Cụ thể:

- Với ô tô: Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 600.000 - 800.000 đồng);

- Với xe máy: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh trừ thiết bị trợ thính thì bị phạt tiền từ 600.000 - 01 triệu đồng, tăng gấp 05 lần so với trước đây (trước đây chỉ phạt từ 100.000 - 200.000 đồng);

- Với xe đạp, xe đạp máy kể cả xe đạp điện: Sử dụng ô (dù), điện thoại di động, chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù) bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng (trước đây là 50.000 - 60.000 đồng);

Tổng hợp các mức phạt mới đối với ô tô, xe máy

Và dưới đây là tổng hợp các mức phạt mới theo Nghị định 100 có hiệu lực từ 1/1/2020

Mức phạt mới đối với ô tô theo Nghị định 100

Lỗi

Mức phạt tại Nghị định 100

Mức phạt tại Nghị định 46

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường (trừ một số trường hợp)

200.000 - 400.000 đồng

100.000 - 200.000 đồng

Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định

400.000 - 600.000 đồng

300.000 đồng - 400.000 đồng

Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe

800.000 - 1.000.000 đồng

 100.000 - 200.000 đồng

Chở người trên xe không thắt dây an toàn khi xe đang chạy

Bấm còi, rú ga liên tục, sử dụng đèn chiếu xa trong khu dân cư (trừ xe ưu tiên)

800.000 - 1.000.000 đồng

600.000 - 800.000 đồng

Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe

1.000.000 - 2.000.000 đồng

600.000 - 800.000 đồng

Lái xe không đủ điều kiện để thu phí tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức tự động không dừng tại các trạm thu phí

1.000.000 - 2.000.000 đồng

Chưa quy định

Vượt đèn đỏ, đèn vàng

3.000.000 - 5.000.000 đồng

(tước Bằng 01 - 03 tháng)

1.200.000 - 2.000.000 đồng

Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT

Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

16.000.000 -  18.000.000 đồng

(tước GPLX 7 tháng)

 800.000 đồng - 1.200.000 đồng

(tước GPLX 4 tháng)

Chạy quá tốc độ từ 05 - 10km

800.000 - 1.000.000 đồng

600.000 - 800.000 đồng

Chạy quá tốc độ từ 10 - 20km

3.000.000 - 5.000.000 đồng

(tước Bằng 01 - 03 tháng)

2.000.000 - 3.000.000 đồng

Chạy quá tốc độ từ 20 - 35km

6.000.000 – 8.000.000 triệu đồng

(tước Bằng từ 02 - 04 tháng)

5.000.000 – 6.000.000 đồng

(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

Chạy quá tốc độ từ 35km trở lên

10 - 12 triệu đồng

(tước Bằng từ 02 - 04 tháng

7.000.000 - 8.000.000 đồng

(tước Bằng từ 02 - 04 tháng)

Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở;

6.000.000 - 8.000.000 đồng

(tước Bằng từ 10 - 12 tháng)

2.000.000 - 3.000.000 đồng

(tước Bằng từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông)

Nồng độ cồn vượt quá 50 mgđến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1l khí thở

16.000.000 - 18.000.0000 đồng

(tước Bằng 16 - 18 tháng)

7.000.000 - 8.000.000 đồng

(tước Bằng 03 - 05 tháng)

Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 l khí thở;

30 - 40 triệu đồng

(tước Bằng 22 - 24 tháng)

16 - 18 triệu đồng

(tước Bằng 04 - 06 tháng)

Mức phạt mới đối với xe máy theo Nghị định 100

Lỗi

Mức phạt tại Nghị định 100/2019

Mức phạt tại Nghị định 46/2016

Không xi nhan khi chuyển làn

100.000 - 200.000 đồng

80.000 - 100.000 đồng

Không xi nhan khi chuyển hướng

400.000 - 600.000 đồng

300.000 - 400.000 đồng

Chở theo 02 người

200.000 - 300.000 đồng

100.000 - 200.000 đồng

Chở theo 03 người

400.000 - 600.000 đồng

(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

300.000 - 400.000 đồng

Không xi nhan, còi khi vượt trước

100.000 - 200.000 đồng

60.000 - 80.000 đồng

Dùng điện thoại, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính)

600.000 - 01 triệu đồng

(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

100.000 - 200.000 đồng

Vượt đèn đỏ, đèn vàng

600.000 - 01 triệu đồng

(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

300.000 - 400.000 đồng

Sai làn

400.000 - 600.000 đồng

300.000 - 400.000 đồng

Đi ngược chiều

01 - 02 triệu đồng

300.000 - 400.000 đồng

Đi vào đường cấm

400.000 - 600.000 đồng

300.000 - 400.000 đồng

Không gương chiếu hậu

100.000 - 200.000 đồng

80.000 - 100.000 đồng

Không mang Bằng

100.000 - 200.000 đồng

80.000 - 100.000 đồng

Không có Bằng

800.000 đồng - 1.2 triệu đồng

800.000 đồng - 1.2 triệu đồng

Không mang đăng ký xe

100.000 - 200.000 đồng

80.000 - 120.000 đồng

Không có đăng ký xe

300.000 - 400.000 đồng

300.000 - 400.000 đồng

Không có bảo hiểm

100.000 - 200.000 đồng

80.000 - 120.000 đồng

Không đội mũ bảo hiểm

200.000 - 300.000 đồng

100.000 - 200.000 đồng

Vượt phải

400.000 - 600.000 đồng

300.000 - 400.000 đồng

Dừng, đỗ không đúng nơi quy định

200.000 - 300.000 đồng

100.000 - 200.000 đồng

Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0.25 mg/1 lít khí thở

02 - 03 triệu đồng

(tước Bằng từ 10 - 12 tháng)

Không phạt

Nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.25 đến 0.4 mg/1 lít khí thở

04 - 05 triệu đồng

(tước Bằng từ 16 - 18 tháng)

 

01 - 02 triệu đồng

Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở

06 - 08 triệu đồng

(tước Bằng từ 22 - 24 tháng)

03 - 04 triệu đồng

Chạy quá tốc độ quy định từ 05 đến dưới 10 km/h

200.000 - 300.000 đồng

100.000 - 200.000 đồng

Chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến 20 km/h

600.000 đồng - 01 triệu đồng

500.000 đồng - 01 triệu đồng

Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h

04 - 05 triệu đồng

(tước Bằng từ 02 - 04 tháng)

03 - 04 triệu đồng

Những điều cần biết để tránh bị bắt lỗi nồng đồ cồn khi tham gia giao thông

Ăn vải, uống siro có nồng độ cồn?

Gần đây nhiều người hoang mang khi nghe thông tin người ăn vài quả vải hoặc uống siro ho khi thổi vào máy đo nồng độ cồn cũng báo "có cồn".

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, khi ăn một số loại quả như vải vào dạ dày một thời gian, lượng cồn trong quả vải rất nhỏ, không đủ để hấp thụ vào trong máu, chuyển hóa qua phổi, khiến cho hơi thở có cồn. Chính vì vậy, dù ăn ít hay nhiều thì máy đo vẫn báo nồng độ cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải.

“Không riêng gì vải mà nhiều loại trái cây khác như: nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài, Socola... thậm chí là một số loại siro ho hay thuốc uống khi lên men, dung dịch sát trùng, viên sát trùng miệng, họng, ... ai ăn vào cũng xảy ra hiện tượng trên.

Chúng ta để ý vị giác cũng có thể nhận ra, bởi những loại quả trên khi để lâu ngoài môi trường sẽ có mùi cồn đặc trưng, thậm chí qua thời gian dài tiếp tục được chuyển hóa sang dạng axit nên có mùi chua”, PGS Thịnh nói. 

Như vậy, chiếu vào quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia thì những người ăn vải, uống thuốc ho khi tham gia giao thông cũng có thể phạm luật.

 Bác sĩ Nguyên chia sẻ: "Chúng ta lưu ý rằng nếu không may ăn phải những đồ ăn thức uống có ethanol thì ít nhất nên đợi 15- 30 phút mới tham gia giao thông, vì nếu không may kiểm tra sẽ có một chút ethanol trong hơi thở, thì sẽ rườm rà hơn một chút"

Về phương pháp "giải" loại ethanol trong hoa quả thì Phó Giáo sư Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, cồn hoa quả hay cồn rượu bia cùng là một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều. Do vậy, khi tham gia giao thông, tốt nhất là các lái xe nên tránh ăn nhiều các sản phẩm này, hoặc sau khi ăn xong nên súc miệng kỹ, ngồi nghỉ 30 - 60 phút để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường.

Sau khi uống rượu bao lâu thì lái xe được?

Trước quy định mới với hình phạt mạnh đối với lỗi nồng độ cồn thì cũng có khá nhiều người thắc mắc sau khi uống rượu bao lâu thì không còn nồng độ cồn trong máu và sau bao lâu khi uống rượu bia có thể tham gia giao thông mà không bị phạt? 

Sau khi uống rượu bao lâu thì lái xe được?

Theo bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), trong Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia chia sẻ: không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe, hay sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể. Quá trình này phụ thuộc vào lượng rượu, bia người đó uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân. Từ đó mới có chỉ số nhất định sau bao lâu mới hết nồng độ cồn trong máu.

Đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường thì thông thường sau 1 giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa.

Do đó, nếu một người khỏe mạnh, không có bệnh gì thì khi uống 1 đơn vị cơ thể phải mất từ 2-3 giờ mới hết nồng độ cồn trong cơ thể.

Với những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì sẽ mất thời gian lâu hơn.

Một đơn vị cồn tương đương với 2/3 chai, lon bia 330 ml (5%); một ly rượu vang 100 ml (13,5%); một cốc bia hơi 330 ml hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).

"Tốt nhất là không nên uống rượu bia. Nếu có uống, bạn nên hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không quá một đơn vị cồn mỗi ngày và uống dưới 5 ngày/tuần. Với mức uống như vậy phải mất ít nhất 4 giờ mới có thể lái được xe"- Bà Trang nói.

Về vấn đề này, Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai nêu rõ, ethanol hay rượu thông thường cơ bản là 1 chất độc. Ethanol hay rượu gây tổn thương não, đặc biệt là hệ thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, đối với người trẻ, nếu uống với lượng lớn, lạm dụng thì sẽ rất dễ bị ngộ độc.

BS Nguyên cho rằng, thời gian từ lúc uống rượu đến khi có xét nghiệm âm tính (không còn nồng độ cồn trong máu, hơi thở) khi kiểm tra thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: lượng rượu, nồng độ rượu, thời gian uống kéo dài, uống lúc đói... Ngoài ra, còn phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng bệnh lý, bởi có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở vẫn còn.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như những người xung quanh, bác sĩ Nguyên khuyến cáo, người dân không nên sử dụng rượu bia, hạn chế tối đa số lần uống rượu, bia cũng như lượng rượu mỗi lần sử dụng.

Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thì có hơn 61 lỗi vi phạm được tăng nặng mức xử phạt so với nghị định 46/2016/NĐ-CP trước đây.

#NghiDinh100 #MucPhatViPhamGiaoThong #LoiViPhamGiaoThong #MucPhatViPhamGiaoThongMoi


Tin Liên quan

5 quy định mới áp dụng từ năm 2022, người dùng ô tô xe máy cần biết

5 quy định mới áp dụng từ năm 2022, người dùng ô tô xe máy cần biết

0
Cách lưu vị trí đỗ xe trên Google Maps, giúp bạn tìm lại xe của mình nhanh hơn rất nhiều trong bãi gửi rộng lớn

Cách lưu vị trí đỗ xe trên Google Maps, giúp bạn tìm lại xe của mình nhanh hơn rất nhiều trong bãi gửi rộng lớn

43

Đã bao giờ bạn gặp khó khăn khi phải tìm lại vị trí mà bạn đã đỗ xe chưa? Ghi nhớ vị trí đỗ xe trong hầm xe của trung tâm thương mại hoặc ở một nơi cách xa vị trí làm việc của bạn cũng là một thách thức. Vậy thì sau đây, mình sẽ hướng dẫn cách lưu vị trí đỗ xe trên Google Maps dễ dàng trên điện thoại, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm xe nhé.

Những lưu ý khi đi bảo hành xe máy

Những lưu ý khi đi bảo hành xe máy

28

Nhu cầu bảo dưỡng xe máy là công việc phải diễn ra định kỳ nếu muốn chiếc xe bền và vận hành ổn định, tránh những hư hỏng không mong muốn.

4 tính năng 'hay' nhưng ít ai hay trên xe máy

4 tính năng 'hay' nhưng ít ai hay trên xe máy

77

Bên cạnh những trang bị thường xuyên sử dụng như tay ga, phanh, còi… trên xe máy cũng còn một số tính năng khác dù rất hữu dụng nhưng lại ít được người dùng biết đến.

Cách tính thuế trước bạ mới nhất để biết giá lăn bánh của xe ô tô

Cách tính thuế trước bạ mới nhất để biết giá lăn bánh của xe ô tô

51

Thuế trước bạ ô tô là khoản phí mà người mua xe bắt buộc phải nộp cho nhà nước trước khi đăng ký quyền sở hữu xe.

Cụ thể mức phạt nồng độ cồn với người lái xe ô tô, xe máy, xe đạp

Cụ thể mức phạt nồng độ cồn với người lái xe ô tô, xe máy, xe đạp

306
Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP thì sẽ tăng nặng mức xử phạt đối với các lỗi liên quan đến nồng độ cồn, người uống rượu bia lái xe có thể bị phạt đến 40 triệu. Vậy uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe? Tham khảo cụ thể mức xử phạt đối với người uống rượu bia lái xe ô tô, xe máy, xe đạp ngay dưới đây.
Từ 1/1/2020 áp dụng khung xử phạt mới, nhiều lỗi vi phạm giao thông sẽ bị phạt nặng

Từ 1/1/2020 áp dụng khung xử phạt mới, nhiều lỗi vi phạm giao thông sẽ bị phạt nặng

220
Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ–CP quy định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có nghị lực bắt đầu từ ngày 1/1/2020 thay thế cho nghị định 46/2016/NĐ-CP của chính phủ. Theo đó tăng nặng mức phạt vi phạm giao thông đối với các lỗi như: vượt nồng độ cồn, đi ngược chiều, vi phạm về tốc độ,...
Top 5 hãng xe tải chất lượng tốt được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nhất

Top 5 hãng xe tải chất lượng tốt được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nhất

952
Thị trường xe tải Việt Nam khá đa dạng các thương hiệu xe tải đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, các hãng xe lắp ráp tại Việt Nam... Dưới đây là tổng hợp 5 hãng xe tải nổi tiếng được đánh giá cao về chất lượng động cơ, được ưa chuộng nhất tại thị trường Việt Nam.
Top 10 xe ô tô bán chạy nhất Việt Nam - tháng 10/2019

Top 10 xe ô tô bán chạy nhất Việt Nam - tháng 10/2019

215
Lần đầu tiên, Thị trường ô tô Việt Nam chứng kiến sự vượt mặt mẫu xe sedan Toyota Vios đình đám để trở thành dòng xe dẫn đầu doanh số bán của Mitsubishi Xpander
Xe ben Hino 6 tấn - hệ thống Ben ShinMaywa Nhật Bản

Xe ben Hino 6 tấn - hệ thống Ben ShinMaywa Nhật Bản

340
Xe ben Hino 6 tấn đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng phù hợp với mọi nhu cầ vận chuyển hàng hóa. Tại Việt Nam Xe ben Hino được nhiều người tin tưởng sử dụng bởi sự mạnh mẽ & bền bỉ, tin cậy và độ cứng vững, đồng thời xe có thể đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải EURO 2 & 4.