Quy chuẩn 41:2019 quy định ô tô con (hay còn gọi là xe con) là ô tô được xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá chín chỗ ngồi kể cả chỗ người lái.
Xe bán tải (pick-up), xe tải van có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950 kg, xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg, được xem là xe con.
Còn ô tô tải (xe tải) là ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa bao gồm cả ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơmoóc và các loại như xe pick-up, xe tải van có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950kg trở lên.
Trước đó, quy chuẩn 41:2016 quy định ô tô con là xe để chở người không quá chín chỗ ngồi, kể cả tài xế hoặc ô tô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn; ô tô con bao gồm các loại xe có kết cấu như xe máy ba bánh nhưng có tải trọng bản thân xe lớn hơn 400 kg và tải trọng toàn bộ xe cho phép nhỏ hơn 1,5 tấn.
Xe bán tải (xe pick-up) có khối lượng chuyên chở cho phép nhỏ hơn 1,5 tấn và có từ năm chỗ ngồi trở xuống được xem là xe con. Còn ô tô tải là ô tô để chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có khối lượng chuyên chở từ 1,5 tấn trở lên.
>> Xem ngay: Xe tải, xe khách, taxi, xe hợp đồng kinh doanh vận tải phải đổi biển màu vàng có hiệu lực từ tháng 1/8/2020
Theo đó, quy chuẩn mới quy định: xe con là xe ô tô được xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái).
Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, các dòng xe bán tải, xe van có khối lượng chuyên chở cho phép từ 950 kg trở lên sẽ được coi là xe tải và tuân theo các quy định về khung giờ cấm hoạt động tại các khu vực đông dân cư tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
Ở quy chuẩn cũ, cùng là xe bán tải, tải van nhưng những xe có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg được coi là xe con. Định nghĩa cũ và mới khác nhau ở khối lượng hàng chuyên chở, giới hạn từ 1.500 kg về 950 kg.
Ví dụ, cùng là dòng xe bán tải Ford Ranger phiên bản XLS thì trước ngày 1/7 đều được xem là xe con. Tuy nhiên theo quy chuẩn mới, có đời được tính là xe con, có đời bị tính là xe tải.
Cụ thể, Ford Ranger phiên bản XLS sản xuất năm 2013 có khối lượng chuyên chở cho phép là 991 kg, đời 2015 là 957 kg, thì sẽ không được xem là xe con khi tham gia giao thông kể từ 1/7. Trong khi đó mẫu xe sản xuất năm 2016, có khối lượng chuyên chở cho phép là 827 kg, vẫn được xem là xe con theo quy chuẩn mới.
Sự thay đổi này khiến một số mẫu xe bán tải, như đã ví dụ ở trên, không còn được đi vào một số tuyến đường cấm xe tải, đường hạn chế hoạt động theo khung giờ tại các khu vực đông dân cư tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, vì từ ngày 1/7 đã bị coi là xe tải.
Tuy nhiên, không phải tất cả các mẫu xe bán tải trên thị trường đều bị hạn chế khi tham gia giao thông theo quy định mới. Hầu hết các mẫu xe bán tải phổ thông hiện nay đều có khối lượng chuyên chở dưới 950kg để được phép lưu thông vào thành phố như Mazda BT-50, Mitsubishi Triton hay Ford Ranger mới,.... Chỉ có một số ít các dòng xe bán tải đời cũ có thể nằm trong khung điều chỉnh này và sẽ bị buộc phải tuân thủ theo các quy định về giờ ra vào trong thành phố, các tuyến phố được phép lưu thông... Số lượng này trên thị trường không nhiều và phụ thuộc vào từng loại xe, từng đời sản xuất.
Ngoài ra, các dòng xe VAN quen thuộc tại thị trường Việt Nam như: Kia Morning, Chevrolet Spark… cũng không bị ảnh hưởng vì các xe này đều có tải trọng dưới 950 kg.
Xem mức xử phạt mới theo Nghị Định 100: Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng mạnh mức phạt vi phạm giao thông đối với nhiều lỗi
Theo như trước đây thì có sự phân chia ranh giới giữa xe tải nhẹ, xe tải nhỏ vào thành phố là 1.5 tấn, nhưng kể từ ngày 1/7 theo quy định mới thì xe tải nhỏ sẽ chuyển về 950kg.
Cụ thể, một số xe tải van nhỏ, xe tải siêu nhẹ tiếp tục được coi là xe con như Suzuki Super Carry Van, Super Carry Pro, Dongben DB1021, Dongben X30... do đều có tải trọng dưới 950 kg. Trong đó các mẫu xe có khối lượng chuyên chở trên 950kg sẽ coi là xe tải, bị giới hạn trên một số tuyến phố theo khung giờ như: xe tải Thaco Towner 990kg, xe tải Veam star 990kg, Jac X99, Dongben T30, xe tải DFSK 990kg, ...
>> Đừng bỏ lỡ: Bảng giá xe tải nhỏ chở hàng, xe tải dưới 1 tấn cập nhật mới nhất
#Xe_Ban_Tai #Xe_Tai #Lenh_Cam_Xe_Tai_Moi_Nhat #Quy_Chuan_41_Ve_Xe_Tai_Nhe #Xe_Tai_Duoi_950kg
Bảo hiểm ô tô/xe máy bắt buộc hay còn gọi bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe khi tham gia giao thông. Sản phẩm này có ý nghĩa rất lớn trong bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân và chủ phương tiện khi có tai nạn xảy ra.
Sau đây là tư vấn thủ tục hành chính, phí, thuế và cách thức chuyển nhượng ô tô từ cá nhân sang công ty theo quy định của pháp luật hiện hành để giúp các bạn nắm rõ hơn và có thể tự mình thực hiện.
Những tính năng hiện đại có thể cải thiện đáng kể độ an toàn khi lái. Nhưng số lượng tùy chọn có thể tăng lên nhanh chóng trên mỗi dòng xe, khiến khách hàng phân vân không biết nên chi tiền cho bộ phận nào. Dưới đây là những công nghệ đảm bảo tính thực dụng nhất để các chủ sở hữu tìm ra giải pháp phù hợp khi điều khiển xe hơi.