Quy tắc 2 giây hay quy tắc giữ khoảng cách an toàn 2 giây tức là phải giữ khoảng cách tối thiểu với xe phía trước khoảng 2 giây. Hai giây là thời gian đủ để người lái thấy xe trước thắng gấp, sau đó đạp phanh hoặc đánh lái để tránh. Dù là trong tình huống nào thì bạn cũng nên có ít nhất 2 giây để nhận thông tin và xử lý nhanh hiệu quả.
Điều kiện áp dụng quy tắc này là: đường sá và thời tiết thuận lợi, phanh xe hoạt động bình thường cùng với độ tập trung của tài xế được đảm bảo. Nếu như một trong những yếu tố trên không được đảm bảo thì bạn cần tăng khoảng cách với xe trước để đảm bảo an toàn.
Để giữ khoảng cách an toàn với xe cùng chiều phía trước theo quy tắc 2 giây là như thế nào? Cách áp dụng quy tắc 2 giây:
Để biết mình đã áp dụng đúng quy tắc 2 giây để đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa xe ô tô bốn bánh mình và xe đi trước thì bạn hãy sử dụng phép thử như sau:
Nhìn xe trước mình chạy qua một điểm cố định (như biển báo, cái cây,...) để làm mốc. Tiếp đến bắt đầu đếm từ giây thứ nhất đến thứ 2. Khi đếm giây thì bạn có thể nhẩm sai giây, để đảm bảo về thời gian hãy nên nhẩm là “một không một”, “một không hai”
Trường hợp nếu đếm xong mà xe bạn vừa đến hoặc chưa đến điểm mốc thì đó là khoảng cách an toàn khi lái xe ô tô, bạn nên duy trì khoảng cách đó để lưu thông an toàn.
Trường hợp nếu như tới điểm mốc trước khi đếm xong thì bạn cần giảm tốc độ của mình lại và bắt đầu chọn lại mốc khác để đếm 2s.
Quy tắc hai giây bạn có thể áp dụng với mọi tốc độ đang lưu thông trên đường và được nhiều nước áp dụng rộng rãi. Ví dụ bạn đang chạy với tốc độ 40km/h (khoảng 11m/s) thì áp dụng quy tắc 2 giây thì khoảng cách an toàn tối thiểu cần phải duy trì là 22m (11*2=22)
Sau khi đã hiểu áp dụng quy tắc 2 giây thì chúng ta có thể giãn thời gian ra để có quy tắc 4 giây, 3 giây trong điều kiện thời tiết xấu, đường xá xấu, sương mù,...
Quy tắc 4 giây là gì? Có thể hiểu là quy tắc giữ khoảng cách an toàn tối thiểu với xe phía trước trong 4 giây. Việc giữ được khoảng cách an toàn trong 4 giây giúp bạn phán đoán tình huống và xử lý những rủi ro có thể xảy ra.
Và cách áp dụng quy tắc 4 giây cũng giống với quy tắc 2 giây, bạn chỉ cần tăng thời gian đếm từ 2 lên thành 4 giây.
Theo thông tư số 13/2009/TT BGTVT - Điều 12. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng.
Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h) |
Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) |
Đến 60 |
30 |
Trên 60 đến 80 |
50 |
Trên 80 đến 100 |
70 |
Trên 100 đến 120 |
90 |
Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc đã quy định như trên.
Nếu như bạn không nhớ hết được 4 mức khoảng cách tối thiểu như trên thì bạn có thể áp dụng công thức tính khoảng cách giữa 2 xe đơn giản như sau: chỉ cần lấy số tốc độ bạn đang lưu thông trừ đi 30, là bạn có được khoảng cách tối thiểu.
Ví dụ khi bạn lái xe hơi chạy tốc độ 80km/h thì trừ đi 30m sẽ ra khoảng cách tối thiểu an toàn là 50m.
Theo đó, khi thấy biển báo 121 - khoảng cách tối thiểu giữa hai xe thì tài xế phải tuân thủ, không cần áp dụng quy tắc 2 giây.
Trên thực tế tình hình giao thông Việt Nam hiện nay khá phức tạp, do đó việc áp dụng quy tắc 2 giây - 4 giây không mấy khả quan, người lái nên linh hoạt áp dụng từng điều kiện đường xá khác nhau:
Trên tuyến đường quốc lộ thì tình hình lưu thông khá ổn định, do đó bạn có thể yên tâm áp dụng quy tắc 2 giây, 4 giây khi tham gia giao thông.
Đường đô thị, khu vực nội thành đông đúc thì khó áp dụng được quy tắc 2 giây. Ví dụ như bạn đang đi với vận tốc 20km/h thì với quy tắc 2 giây bạn phải giữ khoảng cách với xe phía trước hơn 11m. Tuy nhiên điều này không hợp lý vì khi bạn nới lỏng khoảng cách với xe đằng trước ra thì sẽ bị một số chiếc xe khác chen ngang lên để vượt.
Khi di chuyển trên đường cao tốc thì các phương tiện đều di chuyển với tốc độ cao do đó bạn nên tăng khoảng cách lên 3 - 4 giây để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng quy định.
Mẫu crossover tinh chỉnh thiết kế, kích thước tổng thể nhỉnh hơn so với thế hệ cũ, và giá bán tăng 1.200 USD.
Phiên bản facelift 2023 của Toyota Corolla mang tới hàng loạt nâng cấp thẩm mỹ, công nghệ và đáng kể nhất là hệ thống truyền động cho thế hệ thứ 12 của dòng xe bán chạy nhất toàn cầu.
Land Rover Defender 130 vừa ra mắt có không gian cabin đủ rộng rãi cho 8 người ngồi cùng lúc.
Siêu xe hybrid của Ferrari lắp động cơ hybrid 2.9 V6 tăng áp kép kèm môtơ điện, tổng công suất 819 mã lực, tăng tốc 0-100 km/h trong 2,9 giây.
Khác với mẫu bán tải anh em D-Max, mẫu SUV Isuzu mu-X sẽ có nhiều tuỳ chọn về động cơ và phiên bản hơn ở thế hệ mới này.