Theo công bố mới đây của Hiệp hội Ôtô Đông Nam Á (AAF), tổng doanh số xe ô tô bán ra tại khu vực đã đạt 2.453.808 chiếc trong năm 2020, giảm 29% so với năm 2019 do ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Số lượng này được tính ở 8 thị trường, gồm: Brunei, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Tính theo từng loại cụ thể, lượng xe du lịch bán ra ở khu vực Đông Nam Á đạt 1.569.488 chiếc và xe thương mại có doanh số 884.320 chiếc.
Trong đó, thị trường Việt Nam đã vượt lên để xếp thư tư về doanh số xe ô tô trong số các nước Đông Nam Á, với 296.634 chiếc bán ra trong năm 2020. Theo thống kê từ AAF, con số này giúp nước ta "vượt mặt" Philippines, khi quốc đảo ở biển Đông chỉ đạt được số lượng ôtô 223.793 chiếc, giảm 40% so với năm 2020.
Biểu đồ doanh số các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. (Số liệu: AAF)
Thực tế, thống kê của AAF chưa tính số lượng xe Hyundai và VinFast bán ra. Nếu gộp với cả hai thương hiệu này, thực tế doanh số ôtô tại Việt Nam đã vượt rất xa so với Philippines, đạt tổng cộng 407.487 chiếc bán ra trong năm 2020.
Mặt khác, qua các thông số thị trường có thể thấy đa số các quốc gia Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng lớn từ dịch COVID-19. Ngoài Brunei, những nước khác đều giảm doanh số.
Tuy nhiên, với khả năng ngăn chặn dịch sớm và những chính sách hỗ trợ ngành ôtô kịp thời, Việt Nam chỉ sụt giảm 8% - mức thấp nhất trong số các thị trường lớn ở ASEAN.
Trong khi đó, ở chiều hướng ngược lại, số lượng ôtô bán ra tại Indonesia đã thấp hơn 48% so với năm 2019, khiến họ mất vị trí dẫn đầu khu vực vào tay Thái Lan khi doanh số ôtô ở "đất nước Chùa Vàng" trong năm 2020 chỉ giảm 21% so với năm trước đó, đạt 792.146 chiếc.
Về ôtô sản xuất, Thái Lan vẫn dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trong năm 2020 vừa qua dù giảm 29%, với 1.427.074 chiếc xuất xưởng. Con số này giúp Thái Lan vẫn giữ tỷ lệ giữa sản lượng ôtô sản xuất cao gần gấp đôi so với doanh số xe tiêu thụ trong nước.
Biểu đồ so sánh số lượng ôtô sản xuất ở các nước Đông Nam Á (Số liệu: AAF)
Việt Nam không sản xuất được số lượng ôtô khủng như vậy nhưng ưu điểm của nước ta vẫn nằm ở mức giảm sản lượng thấp, chỉ 6% so với năm 2019. Trong khi đó, dịch COVID-19 có tác động không nhỏ đến ngành ôtô khu vực Đông Nam Á, khiến tổng lượng xe sản xuất của 6 nước (Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Myanmar) chỉ đạt 2.846.028 trong năm 2020, giảm 32% so với năm trước.
Vài năm trở lại đây, khu vực Đông Nam Á được đánh giá là một trong các thị trường ôtô mới nổi sôi động nhất thế giới, thu hút sự chú ý của nhiều hãng xe, những sản phẩm mới nhất cũng được họ mang đến nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Dự báo trong vài năm tới, ASEAN sẽ dần chuyển mình sang sản xuất và tiêu thụ những dòng ôtô thân thiện với môi trường như xe điện, Hybrid...tương tự như xu thế toàn cầu hiện nay. Theo đó, Thái Lan đã đặt mục tiêu xuất xưởng 1,2 triệu xe điện trước năm 2025 trong khi Indonesia đang thu hút nhiều công ty chế tạo xe điện và phụ trợ cho ngành này như: Hyundai, Toyota, CATL, LG Chem...
Trong khi đó, Việt Nam cũng gây bất ngờ với không chỉ với Đông Nam Á mà còn cả thế giới khi VinFast công bố 3 mẫu xe điện mới đang được phát triển và dự kiến bán ra tại Mỹ trong năm nay. Nếu thành công, kế hoạch này có thể giúp nâng tầm Việt Nam trở thành một quốc gia "có số má" trong ngành sản xuất ôtô của khu vực.
Theo Tiền Phong
Mẫu crossover tinh chỉnh thiết kế, kích thước tổng thể nhỉnh hơn so với thế hệ cũ, và giá bán tăng 1.200 USD.
Phiên bản facelift 2023 của Toyota Corolla mang tới hàng loạt nâng cấp thẩm mỹ, công nghệ và đáng kể nhất là hệ thống truyền động cho thế hệ thứ 12 của dòng xe bán chạy nhất toàn cầu.
Hiện nay tại nhiều cửa hàng xe máy cũ, giá xe Honda Vision đã qua sử dụng cũng bị đẩy lên rất cao, thậm chí còn tăng lên từng ngày gây chú ý.
Thế hệ mới của Air Blade dùng động cơ ESP+ tiếp tục đội giá khi về đại lý, khoảng 5-10 triệu đồng cho hai phiên bản 125 và 160.
Land Rover Defender 130 vừa ra mắt có không gian cabin đủ rộng rãi cho 8 người ngồi cùng lúc.